Trong quá trình chỉnh nha, nhờ lực kéo của mắc cài và dây cung, răng sẽ dịch chuyển về vị trí mong muốn theo phác đồ niềng răng của bác sĩ. Quá trình này sẽ kết thúc sau 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi niềng xong, răng vẫn “chạy” hoặc dịch chuyển về đúng vị trí ban đầu khiến hiệu quả niềng răng bị thất bại. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và cần phải làm gì để răng không bị chạy sau khi kết thúc quá trình niềng răng? Bạn hãy theo dõi để biết thêm thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tại sao răng lại “chạy” sau khi tháo niềng?
Khi bạn đang niềng răng, răng sẽ di chuyển theo lực kéo của mắc cài và dây cung về vị trí theo kế hoạch điều trị của bác sĩ chỉnh nha. Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, bạn sẽ được tháo niềng. Tuy nhiên, khi bạn tháo niềng vì không còn được dây cung và mắc cài giữ lại, nên răng có thể sẽ bị dịch chuyển tự do theo bất kỳ hướng nào hoặc về vị trí ban đầu.
Để giải thích nguyên nhân này, Bác sĩ Đức AAO cho biết: Sau khi tháo các khí cụ niềng răng, các sợi đàn hồi trong nướu sẽ cố gắng kéo răng trở lại vị trí cũ. Bên cạnh đó do hàm răng vừa trải qua một đợt chịu lực siết mạnh của các khí cụ, lúc này răng vẫn còn chưa ổn định trong ổ răng, các mô xương hàm, nướu răng vẫn chưa đạt độ bền vững nhất. Ngoài ra, người niềng răng vẫn phải ăn uống bình thường khiến khớp cắn phải hoạt động nhiều. Tất cả những điều này có thể khuyến khích răng “chạy” mà nguy cơ cao nhất là răng sẽ chạy về vị trí ban đầu, ngay sau khi niềng được tháo ra.
Tuy nhiên, đây là một tình trạng hết sức bình thường, ai cũng có thể gặp phải và để giải quyết tình trạng này cũng khá đơn giản. Các bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định bạn đeo dụng cụ duy trì (hàm duy trì) để răng không bị chạy, giúp cho răng ổn định và duy trì kết quả niềng răng.
Chính vì vậy, sau khi kết thúc quá trình niềng răng, để tránh tình trạng răng bị “chạy” thì các bạn cần thực hiện đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ kéo dài cho đến khi bác sĩ chỉnh nha kiểm tra nhận thấy xương hàm và răng của bạn đã hoàn toàn cố định và răng không có nguy cơ bị chạy nữa. Sau khi kết thúc thời gian đeo hàm duy trì, lúc này thì hiệu quả niềng răng của bạn mới được đảm bảo và chắc chắn hoàn toàn.
Hỏi đáp: Tại sao niềng răng xong vấn thấy bị hô?
Nên dùng hàm duy trì nào sau khi tháo niềng?
Hàm duy trì thường được các bác sĩ chỉnh nha trực tiếp thực hiện việc niềng răng cho bạn. Quy trình làm hàm duy trì được thực hiện bằng cách lấy dấu răng của bạn sau khi niềng thành công, tiếp đến sẽ gửi mẫu này cho phòng thí nghiệm nha khoa để chế tạo ra hàm duy trì phù hợp với kích thước răng của bạn. Cuối cùng bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn hàm duy trì vào răng của bạn.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại hàm duy trì sau khi niềng răng là : Hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Việc lựa chọn loại hàm duy trì nào thường phụ thuộc vào nhu cầu lâm sàng của từng trường hợp cụ thể, mong muốn của người niềng răng và cam kết việc sử dụng hàm duy trì đúng cách. Dưới đây đặc điểm của từng hàm duy trì mà bạn nên biết để cân nhắc sử dụng.
Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định thường là một sợi dây cung bằng thép mỏng được gắn cố định vào mặt sau răng cửa của hàm dưới hoặc hàm trên bằng xi-măng nha khoa. Khi đeo hàm duy trì cố định này, bạn không thể tự ý tháo lắp ra được mà bác sĩ chỉnh nha của bạn mới có thể tháo lắp. Bên cạnh đó việc vệ sinh hàm duy trì cố định cũng cần chi tiết, tỉ mỉ như khi bạn đang đeo mắc cài.
Tuy nhiên, do sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại cũng như việc đeo liên tục nên hàm duy trì cố định này có khả năng giữ răng đúng vị trí rất cao, phù hợp lắp ở răng cửa, là những nơi mà bạn thường xuyên phải dùng để cắn, xé thức ăn nhiều nhất.
Tìm hiểu chi tiết: Ưu nhược điểm của hàm duy trì cố định
Hàm duy trì tháo lắp
Ngoài hàm duy trì cố định, bạn sẽ được đeo thêm 1 loại hàm duy trì tháo lắp nữa, tùy theo mong muốn của bạn, bạn có thể chọn một trong 2 loại, một loại được làm bằng kim loại và một loại bằng nhựa trong suốt.
Hàm duy trì tháo lắp trong suốt được làm từ khay nhựa trong suốt. Do có màu trong suốt khó phát hiện và dễ dàng tháo lắp nên hàm duy trì tháo lắp nhựa trong suốt này có thể đeo liên tục trong suốt 24 giờ mà không ảnh hưởng tới thẩm mỹ rất phù hợp cho những người đi làm, đi học, người thường xuyên phải giao tiếp.
Nhờ việc dễ dàng tháo lắp nên vệ sinh răng miệng và hàm duy trì cũng trở nên dễ dàng hơn.Tuy nhiên, đây cũng là một nhược điểm bởi có thể bị mất, bị hỏng hoặc nhiều người không đeo đủ thời gian như bác sĩ quy định làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại (còn gọi là hàm duy trì Hawley) được làm cấu tạo bằng những thanh kim loại, nhìn giống như một dây cung, ôm sát vào răng cửa của hàm trên hoặc hàm dưới. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì này vào ban đêm vì dây kim loại của hàm duy trì lộ rõ ra ngoài bề mặt răng.
Ưu điểm nổi bật của hàm duy trì kim loại này là cũng là dễ dàng tháo lắp và khả năng giữ răng cố định đúng vị trí rất cao do sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại. Đây cũng là loại hàm duy trì phù hợp cho những người phải nhổ răng khi niềng răng. Tuy nhiên do dây kim loại lộ rõ ra ngoài nên thường mất thẩm mỹ và làm mất tự tin trong giao tiếp.
Đeo hàm duy trì như thế nào để răng không bị chạy?
Thời gian đeo hàm duy trì đủ
Thông thường thời gian đeo hàm duy trì có thể phải bằng thời gian đeo mắc cài là từ 18-24 tháng (đúng bằng thời gian niềng răng). Bạn cần đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng và trong 6 tháng đầu bạn cần đeo hàm duy trì liên tục suốt 24h. Trong 6 tháng tiếp theo thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm dần theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chỉ cần đeo vào ban đêm. Một số trường hợp sau 12 tháng đeo hàm duy trì, bạn có thể đeo thêm khoảng 3 – 4 ngày mỗi tuần vào ban đêm.
Trong thời gian đeo hàm duy trì bạn cũng cần phải tái khám định kỳ để theo dõi mức độ ổn định của răng. Việc đeo hàm duy trì sẽ kết thúc sau khi bác sĩ nhận thấy răng và xương hàm của bạn đã hoàn toàn cố định và không còn nguy cơ chạy về vị trí ban đầu nữa.
Vệ sinh hàm duy trì đúng cách
Để đảm bảo cho răng không bị chạy và luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian đeo hàm duy trì thì việc bạn cần vệ sinh răng miệng cũng như vệ sinh hàm duy trì đúng cách. Tuy nhiên, mỗi loại hàm duy trì niềng răng sẽ có cách vệ sinh khác nhau.
Đối với hàm duy trì cố định bạn cần vệ sinh răng và hàm duy trì như khi đang đeo mắc cài niềng răng… Bạn nên sử dụng các vật dụng như bàn chải rãnh lông mềm, đầu nhỏ, bàn chải rãnh, chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng… tiến hành vệ sinh cẩn thận, đảm bảo loại bỏ các mảng bám, thức ăn còn sót lại trên răng để làm sạch hàm duy trì một cách tối ưu.
Ngoài ra, đối với hàm duy trì cố định, bạn nên đến nha khoa thường xuyên cho bác sĩ kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các mảng cao răng, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng cũng như điều chỉnh hàm duy trì phù hợp với tình trạng răng của bạn. Từ đó hiệu quả chỉnh nha đạt được cũng đạt hiệu quả hơn.
Với hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt cách vệ sinh sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể vệ sinh bằng cách rửa qua với nước lạnh trước, sau đó dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng để làm sạch các mảng bám, cặn bẩn, mảnh vụn thức ăn bám trên hàm duy trì để hạn chế phát triển của vi khuẩn làm tổn thương đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh không nên rửa, ngâm hàm duy trì bằng nước nóng vì có thể làm biến dạng nhựa dẻo.
Hàm duy trì cũng cần được tháo ra khi bạn ăn và hoạt động thể thao dưới nước, tuy nhiên thời gian đầu bạn cần đảm bảo đeo liên tục từ 20-24 giờ. Khi không sử dụng cần được bảo quản trong hộp chuyên dụng để tránh tình trạng vỡ, mất hoặc vi khuẩn, bụi bẩn bám vào.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy hàm duy trì xuất hiện các vết màu trắng, vàng mà không thể làm sạch thì bạn hãy đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và trợ giúp.
Bạn có thể xem bài viết : Cách chọn bàn chải đánh răng khi niềng răng
Chăm sóc sau khi tháo niềng răng để răng không bị chạy
Bên cạnh việc đeo hàm duy trì đều đặn, đủ thời gian thì để răng không bị chạy bạn cần chú ý thêm một số điều sau:
Từ bỏ thói quen gây hại cho hàm răng
Nếu bạn có những thói quen như: cắn bút, mút tay, nghiến răng khi ngủ, dùng răng để mở đồ vật, nhai đá lạnh, chạm vào mắc cài… thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng vừa mới tháo niềng vì có thể khiến răng bị mòn, bị mẻ, bị gãy và gây chấn thương trên răng. Răng lúc này có thể bị sâu, gây chết tủy và bị nhiễm trùng, nếu không chữa kịp thời và đúng cách, có thể bị nhiễm trùng trên cả khung xương hàm rất nguy hiểm. Những thói quen này có thể rất khó bỏ nhưng bạn nên cố gắng vì một hàm răng sắp đẹp trong tương lai.
Đọc thêm: Cách vệ sinh răng miệng sau khi tháo niềng
Chế độ ăn uống phù hợp
Cũng giống như thời gian đeo niềng, răng của bạn vẫn còn yếu, chưa ổn định và dẽ bị tổn thương. Vì vậy, để hàm răng sau khi tháo niềng không bị dịch chuyển, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh xa các thực phẩm dễ gây hại cho răng.
Nên ăn thức ăn chín mềm, giàu vitamin và dinh dưỡng như: Các loại trứng gia cầm, các chế phẩm từ sữa, các loại củ quả, trái cây tươi,… Bên cạnh đó bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có hại cho răng niềng như: Các thực phẩm cứng – dai, đồ uống có cồn, nước có ga…
➤Xem chi tiết: Chế độ ăn uống tốt cho người niềng răng
Tái khám định kỳ
Sau khi tháo niềng, nếu răng của bạn dịch chuyển bất thường hoặc răng bị chạy quá nhiều so với cung hàm thì cần đến ngay phòng khám nha khoa nơi bạn niềng răng để bác sĩ chỉnh nha có thể kiểm tra nguyên nhân và xử lý sớm. Tuyệt đối không nên để răng di chuyển quá nhiều rồi mới tìm đến bác sĩ.
Mặc dù hàm duy trì có thể khiến cho bạn khó chịu trong quá trình sử dụng, nhưng đây có thể coi là phương pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng chạy răng sau khi tháo niềng. Vì thế bạn nên chủ động tuân thủ đeo hàm duy trì đúng và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra tình trạng mất thêm chi phí, thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân nếu niềng răng bị thất bại.
Bạn có nhu cầu cần tư vấn niềng răng hay các vấn đề về răng miệng, hãy gọi Nha khoa Thúy Đức theo số hotline 093 186 3366 hoặc liên hệ với nha khoa theo địa chỉ dưới đây nhé.
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page